Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm cập nhật mới nhất năm 2021

Mỹ phẩm là một trong số ít ngành hàng tăng trưởng vượt bậc thời điểm dịch bệnh . Sự phát triển cho thấy nhu cầu chăm sóc và làm đẹp của mọi người ngày càng tăng. Cùng tìm hiểu điều kiện kinh doanh mỹ phẩm mới nhất năm 2021 ngay trong bài viết dưới đây. 

iều kiện kinh doanh mỹ phẩm

1. Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm 

1.1. Cơ sở pháp lý khi kinh doanh mỹ phẩm

Cơ sở pháp lý bao gồm các bộ luật:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm.

1.2. Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm 

Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể được phép kinh doanh, tuy nhiên để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm phải đáp ứng được đầy đủ yêu cầu pháp lý mà pháp luật yêu cầu. Cụ thể về các điều kiện kinh doanh mỹ phẩm như sau:

Chủ thể đăng ký kinh doanh mỹ phẩm:

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì tất cả các cá nhân đều được thành lập và quản lý các công ty kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.

Trừ một số đối tượng nhất định như: Các cá nhân làm việc tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, quân đội nhân dân, công an nhân dân, công chức viên chức…. được quy định cụ thể tại Điều 17 của Luật.

Có giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh:

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm thì bắt buộc phải làm thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp trước khi có bất cứ hoạt động kinh doanh nào.

Lưu ý: Khi tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức cần chú ý các điểm sau:

  • Tên doanh nghiệp: Phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
  • Trụ sở doanh nghiệp: Phải ở trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể, không được đặt tại các khu nhà chung cư dùng để ở, khu nhà tập thể.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là chủ thể được pháp luật công nhận
  • Nội dung trên giấy chứng nhận kinh doanh có mã ngành nghề chính xác.

Đối với trường hợp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu hợp pháp:

Thep quy định của nhà nước thì tất cả các loại hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Các sản phẩm mỹ phẩm được nhập khẩu hợp pháp tại cơ quan hải quan vào Việt Nam và được Cục quản lý dược thuộc Bộ y tế cấp mã số tiếp công bố mỹ phẩm.

Ngoài ra có một số trường hợp sản phẩm mỹ phẩm pháp luật không bắt buộc phải công bố gồm:

  • Nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm nhằm mục đích nghiên cứu hay kiểm nghiệm chất lượng thì phải gửi đến cho Cục quản lý dược, số lượng tối đa 10 mẫu/sản phẩm, không bán trên thị trường.
  • Nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm với mục đích làm quà biếu tặng, đảm bảo mỗi lần nhập khẩu với số lượng nhỏ không được vượt quá định mức hàng hóa được áp dụng miễn thuế.

Đáp ứng yêu cầu về đăng ký và kê khai thuế:

Khi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể thì có ba loại thuế cần phải đóng, đó là: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân. 

Căn cứ vào Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 95/2016/TT-BTC về hướng dẫn quản lý thuế và đăng ký thuế, trình tự thủ tục đăng ký và kê khai thuế như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định (kê khai đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai và các giấy tờ kèm theo) sau đó gửi đến cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế. 
  • Cơ quan thuế sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế, nếu hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục thì sẽ xử lý hồ sơ và cấp mã số thuế cho người nộp thuế.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh mỹ phẩm

Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân (ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có, không yêu cầu chứng thực);
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (không yêu cầu chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thuế hoặc qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết: Chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ đăng ký thuế.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân nếu là người duy nhất bỏ vốn đầu tư kinh doanh, còn nếu có người góp vốn đầu tư khác thì có thể đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Thủ tục làm giấy công bố lưu hành mỹ phẩm

Đối với cá nhân hay tổ chức đứng tên hồ sơ công bố mỹ phẩm phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh. Yêu cầu về hồ sơ này bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư ( bản công chứng). Kèm theo đĩa mềm các dữ liệu công bố
  • Ngôn ngữ trình bày trong bản công bố rõ ràng cụ thể có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
  • Mỗi sản phẩm, mỹ phẩm cần có 03 bản công bố.

Lưu ý: 

  • Các sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố trong cùng một bản phải được đóng gói dưới tên chung và được bán dưới dạng một sản phẩm.
  • Các sản phẩm tương tự nhau nhưng màu sắc khác nhau được đóng gói chung trong cùng một bao gói như một đơn vị gói.
  • Với các dạng khác sẽ được cục quản lý kiểm định cụ thể dự và quyết định của ủy ban mỹ phẩm ASEAN.
  • Cần báo lại ngay khi có thay đổi về các nội dung đa được công bố tổ chức.

Số tiếp nhận hồ sơ đối với mỗi bản công bố tiêu chuẩn có giá trị thời hạn 3 năm. Theo đó, các cá nhân phải tiến hành công bố lại ít nhất 01 tháng trước khi số tiếp nhận hồ sơ công bố hết hạn.

Trên đây là những điều kiện để kinh doanh mỹ phẩm mới nhất năm 2021. Vimac hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết trước khi tiến hành kinh doanh mỹ phẩm. 

Vimac sở hữu đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng xử lý thủ tục, hồ sơ kinh doanh mỹ phẩm khi sử dụng dịch vụ gia công mỹ phẩm tại Nhà máy sản xuất mỹ phẩm Vimac. 

Bài viết liên quan

Bình luận